Luật an ninh mạng: không chỉ là tự do ngôn luận

Tiêu đề này được lấy từ một bài viết trên Spiderum, bạn đọc có thể đọc trực tiếp tại đây: https://spiderum.com/bai-dang/Luat-An-ninh-mang-khong-chi-la-tu-do-ngon-luan-ak1

Trong post này mình không bàn về an ninh mạng 😀

Post có mặt ở đây là vì một comment rất hay mà mình muốn lưu lại, khái quát một vài ý chính của comment như sau:

Tự do dân chủ mặc dù nghe có vẻ rất tiến bộ, nhưng xét cho cùng nó lại là 1 con dao 2 lưỡi. Không biết phương Tây vô ý hay cố ý, nhưng họ luôn làm cho chúng ta tin rằng tự do dân chủ là nguồn gốc của dân trí và sự phát triển. Nhưng có thực vậy ko? Theo mình mức độ dân trí và tự do quan hệ 2 chiều và chúng phải phát triển song song với nhau. Để dễ hiểu chúng ta có thể quy độ dân trí hoặc tự do theo thang điểm 10. Và nếu 1 quốc gia có độ chênh lệch điểm số giữa 2 giá trị này quá cao thì nó sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng.

Ví dụ dân trí 8 điểm nhưng tự do chỉ có 4 điểm. Khi ấy chắc chắn sẽ tạo ra 1 sự bất mãn rất lớn trong nhân dân khiến chính quyền chao đảo. Còn nếu dân trí 4 mà tự do tận 8 thì xã hội sẽ loạn ko thể tả, nếu đất nước này mà đang có kẻ thù bên ngoài nữa thì độ rối loạn sẽ còn đc nhân thêm vài lần nhờ sự tham gia nhiệt tình của các thế lực ấy. Vì vậy để phát triển ổn định, các quốc gia sẽ cần duy trì sự cân đối giữa 2 giá trị này. Đẹp nhất sẽ là điểm tự do luôn hơn điểm dân trí độ 1 điểm hoặc tối đa 2, như thế nó sẽ tạo không gian và kích thích dân trí phát triển nhanh hơn. Hoặc đất nước có nội lực mạnh khiến dân trí vượt lên trước thì nó cũng sẽ tác động ngược lại, sinh ra lực kéo điểm tự do lên.

Với mình thì đó mới là con đường phát triển bền vững chứ ko phải cứ nhìn mấy nước Tây – Bắc Âu có điểm tự do 8, 9 rồi ép nước mình phải như thế trong khi dân trí phát triển chưa đủ.


Posted

in

by

Tags:

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *